Ngày 11/2, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ và UBND quận Hà Đông tổ chức hội nghị công bố và bàn giao quy hoạch chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn, đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000.
Theo quy hoạch, thị trấn sinh thái Chúc Sơn có vị trí nằm về phía Tây đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội. Ranh giới lập quy hoạch chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn gồm: Toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Chúc Sơn và một phần diện tích các xã: Tiên Phương; Phụng Châu; Phú Nghĩa; Ngọc Hòa và Thụy Hương của huyện Chương Mỹ và một phần diện tích phường Biên Giang, quận Hà Đông. Diện tích lập quy hoạch khoảng 2.024,23ha với quy mô dân số giai đoạn đầu đến năm 2020 khoảng 53.000 người; đến năm 2030 khoảng 80.000 người.
Thị trấn sinh thái Chúc Sơn có ranh giới: Phía Đông giáp sông Đáy; Phía Tây giáp phần còn lại của xã Phú Nghĩa; Phía Nam giáp phần còn lại của các xã Ngọc Hòa, Thụy Hương; Phía Bắc giáp phần còn lại của các xã Tiên Phương, Phụng Châu.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ đô và của huyện Chương Mỹ; Các quy hoạch ngành có liên quan và các yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn lập quy hoạch.
Làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát phát triển, quản lý xây dựng đô thị; sử dụng đất đai; Tổ chức lập các quy hoạch chi tiết; Xác định các chương trình đầu tư và dự án chiến lược;
Phát triển đô thị bền vững, có bản sắc đặc trưng riêng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, thống nhất với các khu vực phụ cận và kết nối với hạ tầng khung của Thủ đô Hà Nội;
Khai thác tối ưu các nguồn lực đất đai, môi trường sinh thái tự nhiên, lao động, tài chính, kết hợp bảo vệ các giá trị về di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái và các giá trị phi vật thể khác hiện có tại khu vực.
Đề xuất các công cụ quản lý và thực hiện hiệu quả các nội dung của đồ án quy hoạch chung đô thị trong thực tiễn quản lý phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thị trấn sinh thái Chúc Sơn có ranh giới: Phía Đông giáp sông Đáy; Phía Tây giáp phần còn lại của xã Phú Nghĩa; Phía Nam giáp phần còn lại của các xã Ngọc Hòa, Thụy Hương; Phía Bắc giáp phần còn lại của các xã Tiên Phương, Phụng Châu.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ đô và của huyện Chương Mỹ; Các quy hoạch ngành có liên quan và các yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn lập quy hoạch.
Làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát phát triển, quản lý xây dựng đô thị; sử dụng đất đai; Tổ chức lập các quy hoạch chi tiết; Xác định các chương trình đầu tư và dự án chiến lược;
Phát triển đô thị bền vững, có bản sắc đặc trưng riêng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, thống nhất với các khu vực phụ cận và kết nối với hạ tầng khung của Thủ đô Hà Nội;
Khai thác tối ưu các nguồn lực đất đai, môi trường sinh thái tự nhiên, lao động, tài chính, kết hợp bảo vệ các giá trị về di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái và các giá trị phi vật thể khác hiện có tại khu vực.
Đề xuất các công cụ quản lý và thực hiện hiệu quả các nội dung của đồ án quy hoạch chung đô thị trong thực tiễn quản lý phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Xây dựng thị trấn sinh thái Chúc Sơn trên cơ sở phát triển mở rộng thị trấn Chúc Sơn hiện hữu về phía Bắc của QL6, chia thành 2 vùng phát triển gồm vùng phía Đông núi Tiên Phương và vùng phía Tây núi Tiên Phương. Cụm không gian mở gồm tổ hợp các Núi Trầm, Núi Ninh, Núi Tiên Phương và thung lũng ở giữa đóng vai trò là trọng tâm không gian đô thị.
Khu vực phía Nam QL6, thuộc địa giới hành chính thị trấn Chúc Sơn, phường Biên Giang, xã Ngọc Hòa thực hiện xây dựng cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, phát triển các chức năng trung tâm huyện và hỗ trợ phát triển vùng nông thôn. Khu vực này giới hạn sự phát triển mở rộng về phía Nam ảnh hưởng tới hành lang phát triển tuyến đường Hà Đông - Xuân Mai. Đặc biệt kiểm soát sự phát triển dọc sông Đáy theo quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.
Khu vực phía Bắc QL6, thuộc địa giới hành chính phường Biên Giang, các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa xây dựng các khu chức năng hỗ trợ, thu hút di dời các chức năng từ phía trong của đô thị trung tâm gồm: cụm trường đại học cao đẳng, dịch vụ du lịch; dịch vụ thương mại và dịch vụ y tế; khu công nghiệp. Phát triển các chức năng mới kết hợp bảo vệ các giá trị về cảnh quan đặc trưng của khu vực như sông Đáy, Núi Ninh, Núi Trầm, Núi Tiên Phương. Đặc biệt là bảo tồn và phát huy các giá trị của Chùa Trầm.
Xây dựng không gian đô thị thấp tầng và tầng cao trung bình, mật độ xây dựng thấp gắn với không gian cây xanh mặt nước, xây dựng mật độ nén tập trung tại các khu vực trung tâm để tạo điểm nhấn, các khu vực chức năng được tổ hợp phù hợp với đặc thù hoạt động của từng khu vực. Các khu vực điểm cao như núi Ninh Sơn, Núi Trầm, Núi Tiên Phương được tổ chức thành các điểm nhấn, là nơi quan sát và định hướng không gian cho đô thị.
Cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư, làng xóm hiện hữu, tạo khoảng đệm với các khu vực phát triển mới bằng các công viên cây xanh, công trình công cộng, hạn chế gia tăng mật độ xây dựng, kiểm soát chiều cao đối với các công trình xây dựng trong khu vực làng xóm hiện hữu.
Các khu vực phát triển mới kế cận phải đảm bảo không gian có nét tương đồng với làng xóm hiện hữu, tránh những xung đột, tranh chấp về mỹ quan. Kiểm soát chặt chẽ kiến trúc công trình trong các khu vực làng xóm hiện hữu. Tại các khu vực có địa hình dốc ven Núi Tiên Phương, Núi Ninh và Núi Trầm, hạn chế san gạt lớn để tạo nên đặc trưng cảnh quan riêng cho từng khu vực.
Hệ thống các công trình dịch vụ công cộng gồm: hành chính, dịch vụ thương mại; giáo dục; y tế; văn hóa; thể dục thể thao được bố trí theo tầng bậc, đảm bảo sự tiếp cận và phục vụ thuận lợi. Các công trình dịch vụ cấp thành phố và vùng (ngoài đô thị) bố trí gắn với các tuyến đường đối ngoại (Quốc lộ 6; đường Lê Văn Lương kéo dài); Các công trình dịch vụ cấp đô thị bố trí gắn với các điểm nút giao thông quan trọng; Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở bố trí tại trung tâm các đơn vị ở, đảm bảo bán kính tiếp cận của người dân được thuận lợi trong bán kính đi bộ. Phát triển các tổ hợp dịch vụ hỗn hợp tại vị trí các ga đường sắt đô thị, để từng bước xây dựng không gian đô thị theo mô hình TOD.
Khai thác tối đa mạng lưới tự nhiên hiện hữu như sông hồ, mặt nước, đồi núi, các mảng xanh nông nghiệp, kết hợp với hệ thống kênh đào, các chuỗi công viên chuyên đề, để tạo nên hình ảnh đặc trưng cho không gian đô thị. Mở rộng các hồ hiện hữu, kết nối bằng hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo để đáp ứng yêu cầu phòng chống ngập lụt, kết hợp tạo cảnh quan đô thị.
Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ Khu công nghiệp Phú Nghĩa, từng bước chuyển đổi các cụm điểm công nghiệp Biên Giang, Ngọc Sơn, Ngọc Hòa và các điểm công nghiệp phân tán sang các chức năng dịch vụ đô thị, trong giai đoạn trước mắt thực hiện xử lý môi trường và đảm bảo mỹ quan đô thị.
Đảm bảo hành lang cách ly, bảo vệ cho các tuyến giao thông đối ngoại QL6; trục Bắc Nam, đường Nam QL6, các tuyến điện cao thế 220KV, tuyến đê sông Đáy theo các quy định pháp luật hiện hành. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu vực chức năng phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam về: bố cục quy hoạch xây dựng công trình, vị trí, quy mô, khoảng lùi xây dựng, các quy định khống chế về chỉ tiêu quy hoạch. Các giải pháp thiết kế phải đảm bảo yếu tố đặc thù đô thị sinh thái và đặc trưng cảnh quan của khu vực.
Khu vực nghiên cứu quy hoạch đô thị được chia thành 8 ô quy hoạch, các ô quy hoạch này tương đương một nhóm nhà ở và các tuyến đường giao thông để kiểm soát phát triển. Chức năng sử dụng đất chính trong các ô quy hoạch là đất công cộng, cây xanh thể dục thể thao, trường học, đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... và đất nhóm nhà ở.
Các công trình công cộng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp đơn vị ở được bố trí đảm bảo bán kính phục vụ với quy mô diện tích phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân. Áp dụng tiêu chuẩn sử dụng đất cao hơn Quy chuẩn đối với đất công cộng, cây xanh, giao thông để đảm bảo tiêu chí sinh thái mật độ thấp, tầng cao thấp, tăng cường tỷ lệ cây xanh trong công trình, phù hợp địa hình cảnh quan bán sơn địa của đô thị Chúc Sơn.
Trên cơ sở tổ chức không gian đô thị, thực trạng về quản lý hành chính hiện hữu, phân chia đô thị Chúc Sơn thành 8 phân khu quy hoạch, tương đương với 8 đơn vị ở để kiểm soát phát triển với các chỉ tiêu kiểm soát phát triển.
Các công trình công cộng cấp thành phố, cấp đô thị được bố trí bám dọc QL6, đường Bắc Nam, các tuyến đường trục chính đô thị. Các công trình công cộng cấp đơn vị ở được bố trí tại lõi trung tâm từng tiểu khu, bám dọc các tuyến đường liên khu vực, và trục chính khu ở nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo phạm vi dọc theo các tuyến đường.
Hình thành không gian đô thị hiện đại, đồng nhất, đầy đủ các tiện ích đô thị, có mối liên kết thuận lợi với hệ thống giao thông công cộng (trong phạm vi bán kính 500m gần các nhà ga trung chuyển, bến xe bus), tạo sự sầm uất cho khu vực. Khu vực này có sự chuyển đổi linh hoạt chức năng sử dụng nhằm tiết kiệm quỹ đất.
Các công trình được xây dựng với khoảng lùi lớn để bố trí các không gian cây xanh, không gian công cộng dọc hai bên tuyến đường, đặc biệt là không gian quảng trường tại các khối công trình trung tâm và các nút giao thông quan trọng;
Hình thái các khu chức năng này được tạo bởi các công trình có khối tích, quy mô vừa và lớn, dáng dấp hiện đại, hợp khối thống nhất, công nghệ xanh thân thiện với môi trường, không gian đóng mở linh hoạt, phong phú tạo sự giao lưu thuận lợi. Hạn chế tối đa các công trình nhỏ lẻ, manh mún, các mảng tường trống lớn, các hàng rào cứng quá cao cản trở tầm nhìn và tầm quan sát. Các khu vực thương mại, hoặc chức năng hỗn hợp, bố trí không gian tầng trệt là cửa hàng, dịch vụ, văn phòng và được kết nối với nhau nhằm hỗ trợ cho các hoạt động, hấp dẫn trực quan, tạo sự sôi động cho các tuyến phố.
Khu nhà ở đô thị hóa hiện hữu cải tạo: Phân bố chủ yếu dọc hai bên QL6: trong phân vùng 1 (trung tâm huyện Chương Mỹ), phân vùng 2 (khu chuyển đổi, hỗ trợ phát triển nông thôn) và một phần trong phân vùng 3 (khu đào tạo, dịch vụ công cộng chất lượng cao); phát triển theo hướng cải thiện và tạo dựng hình ảnh một khu ở khang trang, thân thiện, có tính trật tự và nhịp điệu.
Các khu làng xóm nông thôn hiện hữu cải tạo: Phân bố chủ yếu tại các khu vực chân núi (núi Tiên Phương, núi Trầm và núi Ninh Sơn), định hướng bảo tồn và phát huy môi trường tự nhiên phong phú đa dạng tạo nên không gian sống truyền thống, đặc trưng.
Khu nhà ở sinh thái: Phân bố tại khu vực phía Bắc đô thị, trong phân vùng nhà ở sinh thái. Tạo sự thống nhất cho hình dạng mái và chiều cao công trình. Tránh các mảng tường lớn, nhất là ở tầng trệt. Dùng vật liệu và kết cấu thích hợp để tạo sự chuyển tiếp từ không gian công cộng sang không gian tư; Tạo nên sự sinh động nhưng hài hòa về không gian kiến trúc, cảnh quan bằng sự đa dạng về chủng loại và tầm vóc của cây xanh, vị trí của các khối nhà, những điểm khác biệt của các đầu hồi nhà và các khung cửa... Trục xanh tạo bởi không gian xanh và mặt nước dẫn hướng xuyên suốt khu ở;
Xây dựng hành lang du lịch sông Đáy, tạo một không gian cảnh quan sinh thái lành mạnh, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp; đẩy mạnh các biện pháp xử lý nước mặt, xử lý nước thải. Xây dựng không gian du lịch ven sông với các hoạt động thương mại, vui chơi giải trí như bến thuyền, làng chài, công viên ven sông có thể làm nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, văn hóa...
Hình thái kiến trúc các công trình phù hợp với đặc thù ven sông nhằm tạo nên bản sắc đô thị. Hình thành các tuyến đường đi bộ, đi xe đạp, đường dạo ven sông sử dụng vật liệu tự nhiên: gạch, đá... có sự kết nối liên hoàn với các không gian xanh và không gian chức năng đô thị. Các lối đi được cách điệu tạo kiểu dáng hài hoà, bố trí các công trình kiến trúc nhỏ phục vụ người đi bộ như ki ốt, ghế đá, nhà thủy tạ ven sông, tượng đài... Kết hợp các vườn cảnh và non bộ, các vườn cát, kè bến lối xuống sông.
Vùng cảnh quan núi Tiên Phương, núi Trầm và núi Ninh Sơn: được bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị đảm bảo phát triển bền vững.
Khu vực cần bảo tồn bao gồm khu vực cảnh quan núi Ninh Sơn, núi Trầm, núi Tiên Phương và các công trình di tích, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng trong vùng gắn kết với hệ thống không gian mở tạo cho khu vực nét hấp dẫn riêng biệt, có sự giao hòa, gắn kết chặt chẽ giữa yếu tố thiên nhiên với các công trình kiến trúc được khéo léo đưa vào.
Hệ thống không gian mở đa dạng, bố trí theo dạng dải và dạng điểm tạo cho khu vực nét hấp dẫn riêng biệt, có sự giao hòa, gắn kết chặt chẽ giữa yếu tố thiên nhiên (hệ thống sông, vùng xanh đồi núi, xanh nông nghiệp) tạo dựng hình ảnh đô thị với tính cộng đồng, sinh thái cao. Diện mạo của không gian mở được thiết kế đa dạng và phong phú căn cứ vào bản chất và chức năng của chúng như quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng, đại lộ hay đường phố.
Hình thành các công viên văn hóa tại các khu vực núi Ninh Sơn, núi Trầm và núi Tiên Phương trên cơ sở hệ thống cảnh quan xanh và các công trình di tích hiện có;
Gia tăng và hình thành các không gian mở trong khu ở đảm bảo bán kính phục vụ 5 phút đi bộ (khoảng 500m từ nhà). Giữa các khối nhà bố trí các khu vườn. Liền kề với các khu vực trường học bố trí các công viên với quy mô khoảng 1 ha;
Không lấn chiếm ao hồ, sông mương hiện có, sử dụng làm các không gian tưới tiêu nước, phục vụ chức năng công cộng, không gian mở trong các khu vực dân cư;
Hình thành các dải xanh xuyên qua các khu chức năng, gắn kết không gian tự nhiên (vùng núi, sông Đáy) với không gian mở nhân tạo (hồ, các kênh dẫn nước), tạo nên sự kết nối liên tục, chuyển tiếp hài hòa giữa vùng xanh tự nhiên và vùng xây dựng; đồng thời giúp thông gió tự nhiên cho đô thị;
Trồng cây xanh tạo bóng mát dọc các tuyến đường giao thông. Đặc biệt dọc QL6 và đường Bắc Nam chú trọng trồng các loại cây vừa có tác dụng cách ly bụi, tiếng ồn, vừa tạo cảnh quan, hình khối đô thị cũng như có tính chất dẫn hướng;
Cung cấp đa dạng hóa các tiện ích đô thị (chiếu sáng, đường dạo, hệ thống trang trí, biển báo chỉ dẫn) với các quy định cụ thể.
Trục không gian chủ đạo khu đô thị được hình thành bởi các trục chức năng phát triển chính đô thị, trục cảnh quan và trục tầm nhìn.
Trục giao thông chính phát triển đô thị: Bao gồm trục đường QL6, trục trung tâm Chúc Sơn, trục đường Bắc Nam, đường Lê Văn Lương kéo dài và trục đường Hà Đông - Xuân Mai. Đảm bảo khoảng lùi công trình đồng nhất trong từng khu vực chức năng, đủ khoảng cách cảm thụ không gian đô thị, các công trình công cộng có khoảng lùi lớn. Đảm bảo không gian công cộng đi bộ và cây xanh cảnh quan hai bên đường. Chỉ giới xây dựng của các công trình được quy định cụ thể trong quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị ở giai đoạn tiếp theo; Bố trí trên các trục các công trình điểm nhấn cao tầng. Tạo mặt đứng tuyến phố hiện đại, đơn giản, màu sắc sáng nhẹ, không gian rộng, thoáng, kiến trúc đặc trưng có nhịp điệu chiều cao hài hòa tạo dấu ấn về cảnh quan.
Trục cảnh quan: Trục cảnh quan kết nối hành lang du lịch sông Đáy với các hoạt động du lịch sinh thái ven sông và trục cảnh quan khu vực các núi Tiên Phương, Ninh Sơn, núi Trầm và thung lũng được tổ chức là trục không gian đặc trưng đô thị.
Các trục không gian mở chạy dọc không gian mặt nước, cây xanh chính, kết nối các vùng, mảng xanh trong từng phân vùng đô thị, là không gian chuyển tiếp giữa không gian xây dựng và không gian tự nhiên, được hình thành bởi hệ thống cây xanh và hệ thống đường dạo.
Các công trình tôn giáo tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng, nằm tại các khu vực có giá trị cảnh quan như chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, nhà thờ Đại Ơn... Giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan của các khu vực này phải được tôn trọng và phát huy tối đa; việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích được thực hiện theo Luật định và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các công trình xung quanh phải đảm bảo xây dựng hài hòa với di tích về mẫu dạng kiến trúc.
Các công trình cao tầng nằm tại nút giao cắt các trục chức năng chính và các trục phát triển chính của khu đô thị. Không gian quanh nút được tạo dựng bởi hệ thống quảng trường có hướng mở về phía các trục đô thị. Các công trình xây dựng quanh các quảng trường này cần có quy mô tương đối lớn, tạo nhịp điệu sinh động và không gian kiến trúc cảnh quan khang trang, hiện đại.
Hình thành hệ thống quảng trường mở, quy mô lớn tại điểm liên kết các khu vực đa chức năng có cường độ hoạt động cao (điểm giao cắt QL6, đường Lê Văn Lương kéo dài với trục đường trung tâm đô thị Chúc Sơn, điểm giao cắt đường Lê Văn Lương với trục đường Bắc Nam), phía trước sân vận động, trung tâm thể dục thể thao, các trung tâm thương mại, nhà ga để đảm bảo khả năng tập trung và thoát người; Bố trí các không gian quảng trường quanh các khu vực mặt nước, điểm nhấn cảnh quan dưới hai hình thức: quảng trường đóng và quảng trường mở; Tổ chức các thảm có và không gian quảng trường công cộng tạo sự biến đổi không gian hấp dẫn và cung cấp các tiện ích cho người đi bộ.
Khu vực phía Nam QL6, thuộc địa giới hành chính thị trấn Chúc Sơn, phường Biên Giang, xã Ngọc Hòa thực hiện xây dựng cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, phát triển các chức năng trung tâm huyện và hỗ trợ phát triển vùng nông thôn. Khu vực này giới hạn sự phát triển mở rộng về phía Nam ảnh hưởng tới hành lang phát triển tuyến đường Hà Đông - Xuân Mai. Đặc biệt kiểm soát sự phát triển dọc sông Đáy theo quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.
Khu vực phía Bắc QL6, thuộc địa giới hành chính phường Biên Giang, các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa xây dựng các khu chức năng hỗ trợ, thu hút di dời các chức năng từ phía trong của đô thị trung tâm gồm: cụm trường đại học cao đẳng, dịch vụ du lịch; dịch vụ thương mại và dịch vụ y tế; khu công nghiệp. Phát triển các chức năng mới kết hợp bảo vệ các giá trị về cảnh quan đặc trưng của khu vực như sông Đáy, Núi Ninh, Núi Trầm, Núi Tiên Phương. Đặc biệt là bảo tồn và phát huy các giá trị của Chùa Trầm.
Xây dựng không gian đô thị thấp tầng và tầng cao trung bình, mật độ xây dựng thấp gắn với không gian cây xanh mặt nước, xây dựng mật độ nén tập trung tại các khu vực trung tâm để tạo điểm nhấn, các khu vực chức năng được tổ hợp phù hợp với đặc thù hoạt động của từng khu vực. Các khu vực điểm cao như núi Ninh Sơn, Núi Trầm, Núi Tiên Phương được tổ chức thành các điểm nhấn, là nơi quan sát và định hướng không gian cho đô thị.
Cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư, làng xóm hiện hữu, tạo khoảng đệm với các khu vực phát triển mới bằng các công viên cây xanh, công trình công cộng, hạn chế gia tăng mật độ xây dựng, kiểm soát chiều cao đối với các công trình xây dựng trong khu vực làng xóm hiện hữu.
Các khu vực phát triển mới kế cận phải đảm bảo không gian có nét tương đồng với làng xóm hiện hữu, tránh những xung đột, tranh chấp về mỹ quan. Kiểm soát chặt chẽ kiến trúc công trình trong các khu vực làng xóm hiện hữu. Tại các khu vực có địa hình dốc ven Núi Tiên Phương, Núi Ninh và Núi Trầm, hạn chế san gạt lớn để tạo nên đặc trưng cảnh quan riêng cho từng khu vực.
Hệ thống các công trình dịch vụ công cộng gồm: hành chính, dịch vụ thương mại; giáo dục; y tế; văn hóa; thể dục thể thao được bố trí theo tầng bậc, đảm bảo sự tiếp cận và phục vụ thuận lợi. Các công trình dịch vụ cấp thành phố và vùng (ngoài đô thị) bố trí gắn với các tuyến đường đối ngoại (Quốc lộ 6; đường Lê Văn Lương kéo dài); Các công trình dịch vụ cấp đô thị bố trí gắn với các điểm nút giao thông quan trọng; Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở bố trí tại trung tâm các đơn vị ở, đảm bảo bán kính tiếp cận của người dân được thuận lợi trong bán kính đi bộ. Phát triển các tổ hợp dịch vụ hỗn hợp tại vị trí các ga đường sắt đô thị, để từng bước xây dựng không gian đô thị theo mô hình TOD.
Khai thác tối đa mạng lưới tự nhiên hiện hữu như sông hồ, mặt nước, đồi núi, các mảng xanh nông nghiệp, kết hợp với hệ thống kênh đào, các chuỗi công viên chuyên đề, để tạo nên hình ảnh đặc trưng cho không gian đô thị. Mở rộng các hồ hiện hữu, kết nối bằng hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo để đáp ứng yêu cầu phòng chống ngập lụt, kết hợp tạo cảnh quan đô thị.
Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ Khu công nghiệp Phú Nghĩa, từng bước chuyển đổi các cụm điểm công nghiệp Biên Giang, Ngọc Sơn, Ngọc Hòa và các điểm công nghiệp phân tán sang các chức năng dịch vụ đô thị, trong giai đoạn trước mắt thực hiện xử lý môi trường và đảm bảo mỹ quan đô thị.
Đảm bảo hành lang cách ly, bảo vệ cho các tuyến giao thông đối ngoại QL6; trục Bắc Nam, đường Nam QL6, các tuyến điện cao thế 220KV, tuyến đê sông Đáy theo các quy định pháp luật hiện hành. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu vực chức năng phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam về: bố cục quy hoạch xây dựng công trình, vị trí, quy mô, khoảng lùi xây dựng, các quy định khống chế về chỉ tiêu quy hoạch. Các giải pháp thiết kế phải đảm bảo yếu tố đặc thù đô thị sinh thái và đặc trưng cảnh quan của khu vực.
Khu vực nghiên cứu quy hoạch đô thị được chia thành 8 ô quy hoạch, các ô quy hoạch này tương đương một nhóm nhà ở và các tuyến đường giao thông để kiểm soát phát triển. Chức năng sử dụng đất chính trong các ô quy hoạch là đất công cộng, cây xanh thể dục thể thao, trường học, đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... và đất nhóm nhà ở.
Các công trình công cộng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp đơn vị ở được bố trí đảm bảo bán kính phục vụ với quy mô diện tích phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân. Áp dụng tiêu chuẩn sử dụng đất cao hơn Quy chuẩn đối với đất công cộng, cây xanh, giao thông để đảm bảo tiêu chí sinh thái mật độ thấp, tầng cao thấp, tăng cường tỷ lệ cây xanh trong công trình, phù hợp địa hình cảnh quan bán sơn địa của đô thị Chúc Sơn.
Trên cơ sở tổ chức không gian đô thị, thực trạng về quản lý hành chính hiện hữu, phân chia đô thị Chúc Sơn thành 8 phân khu quy hoạch, tương đương với 8 đơn vị ở để kiểm soát phát triển với các chỉ tiêu kiểm soát phát triển.
Các công trình công cộng cấp thành phố, cấp đô thị được bố trí bám dọc QL6, đường Bắc Nam, các tuyến đường trục chính đô thị. Các công trình công cộng cấp đơn vị ở được bố trí tại lõi trung tâm từng tiểu khu, bám dọc các tuyến đường liên khu vực, và trục chính khu ở nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo phạm vi dọc theo các tuyến đường.
Hình thành không gian đô thị hiện đại, đồng nhất, đầy đủ các tiện ích đô thị, có mối liên kết thuận lợi với hệ thống giao thông công cộng (trong phạm vi bán kính 500m gần các nhà ga trung chuyển, bến xe bus), tạo sự sầm uất cho khu vực. Khu vực này có sự chuyển đổi linh hoạt chức năng sử dụng nhằm tiết kiệm quỹ đất.
Các công trình được xây dựng với khoảng lùi lớn để bố trí các không gian cây xanh, không gian công cộng dọc hai bên tuyến đường, đặc biệt là không gian quảng trường tại các khối công trình trung tâm và các nút giao thông quan trọng;
Hình thái các khu chức năng này được tạo bởi các công trình có khối tích, quy mô vừa và lớn, dáng dấp hiện đại, hợp khối thống nhất, công nghệ xanh thân thiện với môi trường, không gian đóng mở linh hoạt, phong phú tạo sự giao lưu thuận lợi. Hạn chế tối đa các công trình nhỏ lẻ, manh mún, các mảng tường trống lớn, các hàng rào cứng quá cao cản trở tầm nhìn và tầm quan sát. Các khu vực thương mại, hoặc chức năng hỗn hợp, bố trí không gian tầng trệt là cửa hàng, dịch vụ, văn phòng và được kết nối với nhau nhằm hỗ trợ cho các hoạt động, hấp dẫn trực quan, tạo sự sôi động cho các tuyến phố.
Khu nhà ở đô thị hóa hiện hữu cải tạo: Phân bố chủ yếu dọc hai bên QL6: trong phân vùng 1 (trung tâm huyện Chương Mỹ), phân vùng 2 (khu chuyển đổi, hỗ trợ phát triển nông thôn) và một phần trong phân vùng 3 (khu đào tạo, dịch vụ công cộng chất lượng cao); phát triển theo hướng cải thiện và tạo dựng hình ảnh một khu ở khang trang, thân thiện, có tính trật tự và nhịp điệu.
Các khu làng xóm nông thôn hiện hữu cải tạo: Phân bố chủ yếu tại các khu vực chân núi (núi Tiên Phương, núi Trầm và núi Ninh Sơn), định hướng bảo tồn và phát huy môi trường tự nhiên phong phú đa dạng tạo nên không gian sống truyền thống, đặc trưng.
Khu nhà ở sinh thái: Phân bố tại khu vực phía Bắc đô thị, trong phân vùng nhà ở sinh thái. Tạo sự thống nhất cho hình dạng mái và chiều cao công trình. Tránh các mảng tường lớn, nhất là ở tầng trệt. Dùng vật liệu và kết cấu thích hợp để tạo sự chuyển tiếp từ không gian công cộng sang không gian tư; Tạo nên sự sinh động nhưng hài hòa về không gian kiến trúc, cảnh quan bằng sự đa dạng về chủng loại và tầm vóc của cây xanh, vị trí của các khối nhà, những điểm khác biệt của các đầu hồi nhà và các khung cửa... Trục xanh tạo bởi không gian xanh và mặt nước dẫn hướng xuyên suốt khu ở;
Xây dựng hành lang du lịch sông Đáy, tạo một không gian cảnh quan sinh thái lành mạnh, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp; đẩy mạnh các biện pháp xử lý nước mặt, xử lý nước thải. Xây dựng không gian du lịch ven sông với các hoạt động thương mại, vui chơi giải trí như bến thuyền, làng chài, công viên ven sông có thể làm nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, văn hóa...
Hình thái kiến trúc các công trình phù hợp với đặc thù ven sông nhằm tạo nên bản sắc đô thị. Hình thành các tuyến đường đi bộ, đi xe đạp, đường dạo ven sông sử dụng vật liệu tự nhiên: gạch, đá... có sự kết nối liên hoàn với các không gian xanh và không gian chức năng đô thị. Các lối đi được cách điệu tạo kiểu dáng hài hoà, bố trí các công trình kiến trúc nhỏ phục vụ người đi bộ như ki ốt, ghế đá, nhà thủy tạ ven sông, tượng đài... Kết hợp các vườn cảnh và non bộ, các vườn cát, kè bến lối xuống sông.
Vùng cảnh quan núi Tiên Phương, núi Trầm và núi Ninh Sơn: được bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị đảm bảo phát triển bền vững.
Khu vực cần bảo tồn bao gồm khu vực cảnh quan núi Ninh Sơn, núi Trầm, núi Tiên Phương và các công trình di tích, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng trong vùng gắn kết với hệ thống không gian mở tạo cho khu vực nét hấp dẫn riêng biệt, có sự giao hòa, gắn kết chặt chẽ giữa yếu tố thiên nhiên với các công trình kiến trúc được khéo léo đưa vào.
Hệ thống không gian mở đa dạng, bố trí theo dạng dải và dạng điểm tạo cho khu vực nét hấp dẫn riêng biệt, có sự giao hòa, gắn kết chặt chẽ giữa yếu tố thiên nhiên (hệ thống sông, vùng xanh đồi núi, xanh nông nghiệp) tạo dựng hình ảnh đô thị với tính cộng đồng, sinh thái cao. Diện mạo của không gian mở được thiết kế đa dạng và phong phú căn cứ vào bản chất và chức năng của chúng như quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng, đại lộ hay đường phố.
Hình thành các công viên văn hóa tại các khu vực núi Ninh Sơn, núi Trầm và núi Tiên Phương trên cơ sở hệ thống cảnh quan xanh và các công trình di tích hiện có;
Gia tăng và hình thành các không gian mở trong khu ở đảm bảo bán kính phục vụ 5 phút đi bộ (khoảng 500m từ nhà). Giữa các khối nhà bố trí các khu vườn. Liền kề với các khu vực trường học bố trí các công viên với quy mô khoảng 1 ha;
Không lấn chiếm ao hồ, sông mương hiện có, sử dụng làm các không gian tưới tiêu nước, phục vụ chức năng công cộng, không gian mở trong các khu vực dân cư;
Hình thành các dải xanh xuyên qua các khu chức năng, gắn kết không gian tự nhiên (vùng núi, sông Đáy) với không gian mở nhân tạo (hồ, các kênh dẫn nước), tạo nên sự kết nối liên tục, chuyển tiếp hài hòa giữa vùng xanh tự nhiên và vùng xây dựng; đồng thời giúp thông gió tự nhiên cho đô thị;
Trồng cây xanh tạo bóng mát dọc các tuyến đường giao thông. Đặc biệt dọc QL6 và đường Bắc Nam chú trọng trồng các loại cây vừa có tác dụng cách ly bụi, tiếng ồn, vừa tạo cảnh quan, hình khối đô thị cũng như có tính chất dẫn hướng;
Cung cấp đa dạng hóa các tiện ích đô thị (chiếu sáng, đường dạo, hệ thống trang trí, biển báo chỉ dẫn) với các quy định cụ thể.
Trục không gian chủ đạo khu đô thị được hình thành bởi các trục chức năng phát triển chính đô thị, trục cảnh quan và trục tầm nhìn.
Trục giao thông chính phát triển đô thị: Bao gồm trục đường QL6, trục trung tâm Chúc Sơn, trục đường Bắc Nam, đường Lê Văn Lương kéo dài và trục đường Hà Đông - Xuân Mai. Đảm bảo khoảng lùi công trình đồng nhất trong từng khu vực chức năng, đủ khoảng cách cảm thụ không gian đô thị, các công trình công cộng có khoảng lùi lớn. Đảm bảo không gian công cộng đi bộ và cây xanh cảnh quan hai bên đường. Chỉ giới xây dựng của các công trình được quy định cụ thể trong quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị ở giai đoạn tiếp theo; Bố trí trên các trục các công trình điểm nhấn cao tầng. Tạo mặt đứng tuyến phố hiện đại, đơn giản, màu sắc sáng nhẹ, không gian rộng, thoáng, kiến trúc đặc trưng có nhịp điệu chiều cao hài hòa tạo dấu ấn về cảnh quan.
Trục cảnh quan: Trục cảnh quan kết nối hành lang du lịch sông Đáy với các hoạt động du lịch sinh thái ven sông và trục cảnh quan khu vực các núi Tiên Phương, Ninh Sơn, núi Trầm và thung lũng được tổ chức là trục không gian đặc trưng đô thị.
Các trục không gian mở chạy dọc không gian mặt nước, cây xanh chính, kết nối các vùng, mảng xanh trong từng phân vùng đô thị, là không gian chuyển tiếp giữa không gian xây dựng và không gian tự nhiên, được hình thành bởi hệ thống cây xanh và hệ thống đường dạo.
Các công trình tôn giáo tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng, nằm tại các khu vực có giá trị cảnh quan như chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, nhà thờ Đại Ơn... Giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan của các khu vực này phải được tôn trọng và phát huy tối đa; việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích được thực hiện theo Luật định và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các công trình xung quanh phải đảm bảo xây dựng hài hòa với di tích về mẫu dạng kiến trúc.
Các công trình cao tầng nằm tại nút giao cắt các trục chức năng chính và các trục phát triển chính của khu đô thị. Không gian quanh nút được tạo dựng bởi hệ thống quảng trường có hướng mở về phía các trục đô thị. Các công trình xây dựng quanh các quảng trường này cần có quy mô tương đối lớn, tạo nhịp điệu sinh động và không gian kiến trúc cảnh quan khang trang, hiện đại.
Hình thành hệ thống quảng trường mở, quy mô lớn tại điểm liên kết các khu vực đa chức năng có cường độ hoạt động cao (điểm giao cắt QL6, đường Lê Văn Lương kéo dài với trục đường trung tâm đô thị Chúc Sơn, điểm giao cắt đường Lê Văn Lương với trục đường Bắc Nam), phía trước sân vận động, trung tâm thể dục thể thao, các trung tâm thương mại, nhà ga để đảm bảo khả năng tập trung và thoát người; Bố trí các không gian quảng trường quanh các khu vực mặt nước, điểm nhấn cảnh quan dưới hai hình thức: quảng trường đóng và quảng trường mở; Tổ chức các thảm có và không gian quảng trường công cộng tạo sự biến đổi không gian hấp dẫn và cung cấp các tiện ích cho người đi bộ.
Bố trí hệ thống cây xanh cách ly dọc hàng lang các tuyến giao thông, hành lang an toàn tuyến điện cao thế, cây xanh sinh thái xen cấy với các loại đất chức năng đô thị khác, bố trí khu vực trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao vừa làm cảnh quan cho đô thị và tạo thu nhập cho người dân (trồng rau an toàn, các loại cây hoa màu có giá trị và cây cảnh,….), bố trí hệ thống kênh, hồ tại các khu đô thị mới vừa đảm bảo chống ngập úng cho đô thị vừa tạo cảnh quan cho đô thị.
Hình thành mạng lưới không gian xanh, không gian mở đô thị làm cơ sở bảo vệ hệ thống các cảnh quan tự nhiên hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, kiến trúc cảnh quan đặc trưng của khu vực. Đồng thời cũng đề ra các giải pháp cải tạo nâng cấp không gian xanh tại các khu vực dân cư hiện hữu và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật qua đô thị.
Hệ thống công viên được tổ chức liên kết thành mạng lưới, đảm bảo khả năng tiếp cận thuận lợi đối với mọi người dân. Các công viên được thiết kế theo các chuyên đề để tạo nên các hình thái công viên cây xanh riêng.
Tăng cường các công viên cây xanh nhóm nhà ở, đảm bảo cự ly tiếp cận 400 - 500m. Các khu vực dân cư hiện trạng cải tạo, khu vực nhà ở tập trung có chỉ tiêu cây xanh tập trung cao hơn khu vực nhà ở dạng nhà vườn.
Gắn kết mạng lưới công viên cây xanh với các không gian đi bộ, hệ thống các quảng trường, các không gian sinh hoạt cộng đồng.
Khu vực đồi núi hiện có gồm Núi Tiên Phương (núi Rồng), núi Ninh Sơn, núi Trầm được cải tạo thành các công viên núi, gắn với các công trình di tích hiện hữu thành các công viên văn hóa, trồng cây xanh cảnh quan. Nghiêm cấm các hoạt động đào bới, phá dỡ làm hỏng cấu trúc tự nhiên của các đồi núi. Các công trình xây dựng trong đô thị không được làm cản trở tầm nhìn quan sát từ núi này ra các khu vực cảnh quan có giá trị.
Khu vực ven sông Đáy được cải tạo, chuyển đổi các cơ sở công nghiệp hiện hữu, gắn với dự án cải tạo sông Đáy tạo nên hành lang du lịch sinh thái ven sông. Xây dựng các công trình kiến trúc gắn kết hài hòa với thiên nhiên.
Hệ thống các hồ nước được bảo vệ, mở rộng, bổ sung các tiện ích công cộng xung quanh để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.
Phục dựng các không gian văn hóa gắn với các công trình di tích lịch sử, làm tăng sự đa dạng và màu sắc cho các công viên cây xanh.
Hình thành mạng lưới không gian xanh, không gian mở đô thị làm cơ sở bảo vệ hệ thống các cảnh quan tự nhiên hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, kiến trúc cảnh quan đặc trưng của khu vực. Đồng thời cũng đề ra các giải pháp cải tạo nâng cấp không gian xanh tại các khu vực dân cư hiện hữu và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật qua đô thị.
Hệ thống công viên được tổ chức liên kết thành mạng lưới, đảm bảo khả năng tiếp cận thuận lợi đối với mọi người dân. Các công viên được thiết kế theo các chuyên đề để tạo nên các hình thái công viên cây xanh riêng.
Tăng cường các công viên cây xanh nhóm nhà ở, đảm bảo cự ly tiếp cận 400 - 500m. Các khu vực dân cư hiện trạng cải tạo, khu vực nhà ở tập trung có chỉ tiêu cây xanh tập trung cao hơn khu vực nhà ở dạng nhà vườn.
Gắn kết mạng lưới công viên cây xanh với các không gian đi bộ, hệ thống các quảng trường, các không gian sinh hoạt cộng đồng.
Khu vực đồi núi hiện có gồm Núi Tiên Phương (núi Rồng), núi Ninh Sơn, núi Trầm được cải tạo thành các công viên núi, gắn với các công trình di tích hiện hữu thành các công viên văn hóa, trồng cây xanh cảnh quan. Nghiêm cấm các hoạt động đào bới, phá dỡ làm hỏng cấu trúc tự nhiên của các đồi núi. Các công trình xây dựng trong đô thị không được làm cản trở tầm nhìn quan sát từ núi này ra các khu vực cảnh quan có giá trị.
Khu vực ven sông Đáy được cải tạo, chuyển đổi các cơ sở công nghiệp hiện hữu, gắn với dự án cải tạo sông Đáy tạo nên hành lang du lịch sinh thái ven sông. Xây dựng các công trình kiến trúc gắn kết hài hòa với thiên nhiên.
Hệ thống các hồ nước được bảo vệ, mở rộng, bổ sung các tiện ích công cộng xung quanh để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.
Phục dựng các không gian văn hóa gắn với các công trình di tích lịch sử, làm tăng sự đa dạng và màu sắc cho các công viên cây xanh.
TRANG THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI Giá trị - Uy tín - Nhân bản - Chất lượng - Cộng đồng |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét